Những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, đa số bệnh nhân vì lo lắng mà kiêng tắm gội bởi lo sợ tắm vào sẽ ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thói quen này chưa hoàn toàn khoa học. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới góc độ chuyên gia để biết nên tắm thế nào và những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách.

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh lý nguy hiểm thường bùng phát mạnh mẽ vào những mùa mưa ẩm kết hợp nắng nóng kéo dài. Đây là thời cơ thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và phát triển tăng nguy cơ trung gian lây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn có thể lây virus thông qua đốt hoặc chích người bệnh và truyền nhiễm sang người khỏe mạnh. Loài muỗi vằn này chỉ có con cái có khả năng lây nhiễm và ủ bệnh trong cơ thể. Chúng phát triển và sinh sôi mạnh mẽ ở những môi trường ẩm ướt, đọng nước, những góc tối tăm và rậm rạp cây cối.

Có thể ngăn chặn sớm bệnh sốt xuất huyết thông qua diệt trừ muỗi vằn bằng cách dọn dẹp nơi sống và sinh nở đẻ trứng của chúng(ao hồ, sông suối, rừng núi, nơi đựng nước…), vệ sinh nơi sống thoáng đãng đồng thời nâng cao sức đề kháng bảo vệ cơ thể.

1.1 Nguyên nhân dẫn tới bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nguyên nhân là từ muỗi vằn đốt và truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi cái hút máu người bị bệnh sau đó virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi cái từ 10 đến 12 ngày. Trong thời gian đó, virus có thể truyền qua cơ thể người khỏe mạnh thông qua việc đốt hoặc chích. Đa số sẽ phát bệnh trong khoảng 4 đến 13 ngày sau khi muỗi vằn đốt.

1.2 Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết phổ biến

Những triệu chứng phổ biến khi mắc phải virus sốt xuất huyết bao gồm:

– Sốt cao đột ngột và liên tục không khỏi trong khoảng 2-7 ngày đầu, sốt thường từ 39 đến 40 độ.

– Đau đầu vùng sau mắt và đau ở vùng trán

– Xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phát ban khắp cơ thể

– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, bầm tím ở vết tiêm

– Đau bụng, nôn ói, nôn ra máu

– Chân tay bủn rủn, đi ngoài phân đen, đi tiểu ít.

1.3 Những giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết

Là một căn bệnh phổ biến di truyền qua muỗi vằn, những biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết là sốt cao, đốm dưới da và xét nghiệm thấy hạ tiểu cầu.

Trong những giai đoạn đầu, người bệnh có thể sốt tới 39-40 độ C. Khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sốt, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác. Thời điểm này, bệnh nhân có thể hạ sốt hoặc cắt sốt.

Khi khỏi bệnh, những triệu chứng dần biến mất, tiểu cầu tăng và về chỉ số bình ổn đồng thời thể trạng của người bệnh cũng tốt hơn.