Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả, đặc biệt là các bạn học sinh nội dung về đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á. Mời Quý vị tham khảo:
Vị trí Đông Nam Á
– Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
Bạn đang xem: Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á
– Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.
– Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, chia làm 2 bộ phận: phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo.
– Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương, khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.
=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.
Điều kiện tư nhiên Đông Nam Á
Thứ nhất: Về địa hình
Khu vực Đông Nam Á gồm có hai bộ phận lãnh thổ đó là đất liền và hải đảo. Phần đất liền mang tên bán đảo Trung Ấn. Phần hải đảo có tên gọi chung là quần đảo Mã Lai.
– Phần đất liền:
+ Núi cao hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Các cao nguyên thấp.
+ Đồng bằng phù sa màu mỡ, các thung lũng sông làm địa hình bị chia cắt mạnh.
– Phần hải đảo:
+ Hệ thống núi hướng vòng cung, Đông – Tây, nhiều núi lửa.
+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Thứ hai: Về khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió mùa mùa hạ hướng tây nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều; gió mùa mùa đông hướng đông bắc, tính chất khô và lạnh.
Xem thêm : Bà bầu có nên ăn sữa chua nếp cẩm? Tốt cho mẹ lại bổ thai nhi
– Cảnh quan đặc trưng: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, một số nơi có rừng thưa khô rụng lá (nửa phía tây)
– Sông ngòi:
+ Phần đất liền sông chảy theo hướng bắc – nam, chế độ nước theo mùa mưa, giàu phù sa.
+ Phần hải đảo: sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có một phần giá trị thủy điện.
– Phần hải đảo có tài nguyên khoáng sản giàu có.
– Khó khăn: có bão nhiệt đới và động đất, núi lửa (phần hải đảo)
Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á
Thứ nhất: Đặc điểm dân cư
– Đông Nam Á là khu vực đông dân trên thế giới, mật độ dân số cao.
– Gia tăng dân số khá nhanh: 1,5% (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới – 1,3%)
– Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
– Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.
– Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
+ Quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn là In-đô-nê-xi-a.
+ Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Đông Nam Á là Xin-ga-po.
Xem thêm : Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2023 với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
– Cơ cấu dân số trẻ.
– Thành phần dân tộc đa dạng.
→ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Thứ hai: Đặc điểm xã hội
– Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền thuận lợi cho các luồng di dân, ằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.
– Các nước có nhiều nét tương đồng:
+ Trong sinh hoạt, sản xuất: trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính….
+ Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.
– Đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.
=> Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
– Văn hóa đa dạng, mỗi dân tộc phong tục, tập quán riêng, tuy nhiên người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
– Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước là thuộc địa của các nước đế quốc.
– Thể chế chính trị: chế độ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
– Các quốc gia trong khu vực đã và đang hợp tác để cùng phát triển.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý độc giả đã có cho mình câu trả lời liên quan đến đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp