1. Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không?
Thời gian nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động không phải đóng bảo hiểm của tháng đó (theo khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH). Trường hợp này đơn vị sử dụng lao động cũng không cần đóng bảo hiểm cho người lao động đó.
Ngược lại, nếu nghỉ thai sản dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì tháng đó, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Bạn đang xem: Tiền thai sản có bị trích % để đóng bảo hiểm không?
Như vậy, với những trường hợp nghỉ thai sản dài ngày (từ 14 ngày làm việc/tháng trở lên) thì người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Đơn cử như trường hợp nghỉ sinh con 06 tháng; nghỉ thai sản do nhận nuôi con nuôi; trường hợp nghỉ thai sản do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý với tuổi thai từ 05 tuần trở lên;…
Còn trường hợp nghỉ khám thai, nghỉ dưỡng sức sau sinh, nghỉ khi thực hiện biện pháp tránh thai, do thời gian nghỉ ngắn nên tháng đó, người lao động và công ty vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tiền thai sản có bị trừ bảo hiểm không?
Theo quy định hiện hành, tiền thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả sẽ không bị tính đóng bảo hiểm.
Xem thêm : 7+ Cách chèn logo vào ảnh trên điện thoại, máy tính đơn giản
Bởi khoản tiền được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động (theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Việc đóng bảo hiểm xã hội được tính toán dựa trên tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp do người sử dụng thanh toán.
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ bao gồm các khoản tiền sau đây:
(1) Mức lương trả theo công việc hoặc chức danh.
(2) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về lao động bao gồm: Điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
(3) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận mà xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Hằng tháng, người lao động phải trích 10,5% tiền lương tháng để đóng bảo hiểm bao gồm 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế (theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).
3. Tiền thai sản có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Khoản tiền này bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp mà người lao động được nhận nhưng không bao gồm trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản (theo điểm b.6 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Do đó, tiền thai sản sẽ không bị tính thuế thu nhập cá nhân. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được hưởng trọn vẹn các khoản trợ cấp mà cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Tiền thai sản có bị trừ bảo hiểm không?” Nếu còn thắc mắc về tiền chế độ thai sản, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp