Việc mở thẻ ngân hàng nói chung và thẻ ATM nói riêng là nhu cầu không riêng gì những người đi làm mà còn cả đối tượng học sinh cấp 2, cấp 3. Vậy độ tuổi quy định được làm thẻ ATM là bao nhiêu?
Tổng quan về thẻ ATM
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn… từ máy rút tiền tự động – ATM.
Bạn đang xem: Độ tuổi làm thẻ ATM là bao nhiêu?
Thẻ ATM bao gồm 3 loại sau:
- Thẻ trả trước: Đây là thẻ giống như SIM điện thoại của bạn, nạp tiền vào thẻ và chi tiêu số tiền trong thẻ. Thẻ này không cần mở tài khoản ngân hàng và bạn có thể đăng ký thẻ để tặng cho người thân.
- Thẻ ghi nợ: Đây là thẻ chỉ được mở sau khi bạn mở tài khoản thanh toán ngân hàng, nghĩa là thẻ này sẽ kết nối với tài khoản của bạn. Số tiền trong tài khoản (không phải trong thẻ) chính là giới hạn chi tiêu.
- Thẻ tín dụng: Cần có tài khoản ngân hàng, nhưng bạn có thể mua hàng mà không cần có tiền trong tài khoản. Vì tính năng chi trước trả sau, ngân hàng tạm ứng một số tiền nhất định hàng tháng để chi tiêu, bạn sẽ trả lại số tiền đã dùng cho ngân hàng sau 45 ngày.
Thẻ ATM gồm có nhiều loại khác nhau
Quy định về độ tuổi làm thẻ ATM
Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN về thẻ ngân hàng, có quy định độ tuổi được phép sử dụng thẻ ATM ngân hàng như sau:
Độ tuổi làm thẻ ATM nội địa
- Các cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên và đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nếu người làm thẻ là người nước ngoài thì phải đảm bảo thời hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ tối thiểu 12 tháng.
Độ tuổi làm thẻ ghi nợ và thẻ trả trước
- Đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi: Được mở thẻ phụ của thẻ ghi nợ không thấu chi và thẻ trả trước nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý bằng văn bản.
- Đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Được làm thẻ chính và thẻ phụ của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ không thấu chi.
- Đủ 18 tuổi trở lên: Được làm thẻ trả trước, thẻ ghi nợ chính và phụ dưới mọi hình thức.
Độ tuổi làm thẻ tín dụng
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên: Có thể làm thẻ tín dụng chính hoặc thẻ phụ nếu như đáp ứng các điều kiện mở thẻ của ngân hàng.
- Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Có thể đăng ký làm thẻ tín dụng phụ.
Đọc thêm: Làm thẻ tín dụng cho người dưới 18 tuổi như thế nào?
Dưới đây là bảng tóm tắt độ tuổi tương ứng với từng loại thẻ ATM được phép làm:
Độ tuổi Điều kiện Loại thẻ ATM được dùng Từ 6 tuổi tới dưới 15 tuổi Có năng lực hành vi dân sự, được người đại diện đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ. Thẻ trả trước, thẻ ghi nợ không thấu chi (*). Từ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi Thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Từ 18 tuổi trở lên Có năng lực hành vi dân sự.
(*) Thấu chi là việc ngân hàng sẽ ứng thêm cho bạn trong trường hợp không còn tiền trong tài khoản. Thẻ ghi nợ không thấu chi là thẻ ghi nợ mà bạn chỉ được phép rút tiền, thanh toán hay chuyển khoản trong số tiền bạn có và ngân hàng không “tạm ứng” khi bạn hết tiền. Thẻ ghi nợ mà hầu hết chúng ta đang sử dụng là thẻ này.
Xem thêm : Học lực dưới trung bình là bao nhiêu điểm? Cách tính điểm trung bình môn chính xác nhất
Thẻ phụ sẽ do chủ thẻ chính (thường là ba mẹ, người thân…) đăng ký phát hành thêm cho con cái hoặc người thân.
Độ tuổi dùng thẻ ATM
Đăng ký mở thẻ ATM ngân hàng ở đâu?
Để mở thẻ ATM bạn có thể đăng ký trực tiếp tại các website hoặc đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng để đăng ký. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không phải ngân hàng nào cũng cung cấp đầy đủ tất cả các loại thẻ ATM.
Bạn có thể tham khảo danh sách các loại thẻ được cung cấp bởi các ngân hàng dưới đây để tiết kiệm thời gian:
Loại thẻ ATM Ngân hàng phát hành thẻ Thẻ trả trước Hiện có khoảng 10 ngân hàng phát hành thẻ trả trước. Một số ngân hàng mà bạn có thể tham khảo như: ACB, Nam Á Bank, LienVietPost Bank, VIB, Sacombank, VPBank, VietinBank… Thẻ ghi nợ Tất cả các ngân hàng đều phát hành thẻ ghi nợ (không thấu chi). Nếu bạn muốn thấu chi thẻ ghi nợ thì cần có tài sản đảm bảo hoặc đáp ứng yêu cầu khác của ngân hàng. Thẻ tín dụng Đa phần các ngân hàng hiện nay đều mở thẻ tín dụng với nhiều hạn mức, ưu đãi khác nhau. Vì tính năng khác biệt so với hai loại thẻ trên, ngoài độ tuổi thì bạn cần có tài chính ổn định để đăng ký sử dụng thẻ tín dụng.
Cách đăng ký mở thẻ ATM
Thủ tục mở thẻ ATM
Cách làm thẻ ATM trả trước và ATM thẻ ghi nợ rất đơn giản, khách hàng cần chuẩn bị các thủ tục gồm:
- Đơn đăng ký làm thẻ
- Chứng minh thư nhân/hộ chiếu
Với những khách hàng mở thẻ tín dụng thì hồ sơ làm thẻ sẽ phức tạp hơn, yêu cầu khách hàng phải bổ sung thêm hồ sơ chứng minh thu nhập:
- Sao kê/bảng lương
- Hợp đồng lao động/quyết định chức vụ
- Một số giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng
Các bước đăng ký mở thẻ ATM
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thủ tục trên thì bạn làm theo những bước sau để mở thẻ ngân hàng:
- Bước 1: Đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nơi gần nhất hoặc đăng ký thông tin trước trên website của ngân hàng
- Bước 2: Mang hồ sơ mở thẻ đến ngân hàng.
- Bước 3: Sau khi duyệt hồ sơ ngân hàng sẽ hẹn thời gian để bạn đến lấy thẻ.
Thời gian đăng ký mở thẻ của các ngân hàng chỉ mất 15 – 30 phút. Thời gian đợi lấy thẻ thường hẹn sau 1 tuần.
Xem thêm : Mã vùng điện thoại bàn cố định TP Hải Phòng mới nhất là số mấy?
Lưu ý: Khi đến ngân hàng mở thẻ, các bạn cần đọc kỹ yêu cầu mở thẻ của từng ngân hàng để có thể xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, có ngân hàng thực hiện làm thẻ tại ATM LiveBank thì khá nhanh và có thể lấy được thẻ luôn, ví dụ như TP Bank.
Ngoài ra, bạn còn có thể đăng ký mở thẻ ATM online dễ dàng thông qua các ứng dung ngân hàng như app MB, ứng dụng TPBank Mobile… Chỉ cần tải app về máy điện thoại là bất cứ đâu và bất cứ khi nào bạn cũng có thể mở thẻ ATM.
Hướng dẫn làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi
Quy trình cơ bản để làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi:
Bước 1: Gọi điện đến tổng đài hoặc đến trực tiếp lên Hotline ngân hàng mong muốn để trao đổi về nhu cầu làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi.
Bước 2: Sau khi đã rõ nhu cầu bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ, thông thường với thẻ cho độ tuổi dưới 18 tuổi mà là mở thẻ chính thì sẽ là thẻ ghi nợ (tức là có tiền sẵn trong tài khoản mới sử dụng được) thì hồ sơ sẽ gồm:
- Đơn đăng ký mở thẻ (theo mẫu của ngân hàng)
- Chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu
Bước 3: Gửi hồ sơ đến ngân hàng mở thẻ và đợi lấy thẻ. Thời gian lấy thẻ tuỳ thuộc theo quy định của từng ngân hàng, trung bình 5 – 7 ngày.
Trường hợp chủ thẻ chính muốn làm thẻ phụ cho người dưới 18 tuổi sử dụng thì cũng cần thông báo với ngân hàng phát hành thẻ chính và làm đơn đề nghị theo mẫu. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định xem có phù hợp với điều kiện và quy định phát hành thẻ phụ không, nếu phù hợp sẽ tiến hành phát hành thẻ cho bạn.
Sau đây là danh sách một số ngân hàng chấp nhận làm thẻ cho người dưới 18 tuổi, thủ tục nhanh chóng, hồ sơ đơn giản:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Có thể thấy hiện nay thẻ ATM được rất nhiều người sử dụng bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng. Hy vọng thông tin trên đã giúp cho các bạn nắm rõ những quy định về độ tuổi làm thẻ từ đó lựa chọn loại thẻ phù hợp nhất cho mình và người thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp