Bạn đã biết mặt trời là hành tinh trung tâm được các hành tinh khác quay xung quanh. Và mặt trời cũng là ngôi sao nóng nhất trong hệ mặt trời. Trong bài viết ngày hôm nay COE sẽ cùng bạn tìm hiểu tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời. Và thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời. Nào chúng mình cùng tìm hiểu ngay nhé.
Hệ mặt trời là gì?
Hệ mặt trời hay còn được gọi là Thái dương hệ. Chúng là một hệ hành tinh có ngôi sao trung tâm là mặt trời và có các hành tinh quay quanh có. Điều đó là do lực hấp dẫn trong phạm vi của mặt trời. Sự hình thành của hệ mặt trời là do sự suy sụp từ một đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.
Bạn đang xem: Các thứ tự hành tinh trong hệ mặt trời mà bạn nên tìm hiểu về chúng
Hiện nay các hành tinh đều quay quanh mặt trời có mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần tròn. Các mặt phẳng quỹ đạo đó gần như trùng với nhau nên chúng được gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Trong hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh gồm 4 hành tinh khí và 4 hành tinh đá. Và cùng một số tiểu hành tinh khác. Tên gọi 4 hành tinh khí là do chúng hình thành chủ yếu từ các chất khí như heli, hydro… Còn tên gọi 4 hành tinh đá là do chúng hình thành chủ yếu từ đất đá và kim loại.
Các hành tinh trong hệ mặt trời
Bốn hành tinh khí bên ngoài cùng hệ mặt trời có khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với các hành tinh đá bên trong. Hai hành tinh khí có khối lượng lớn nhất là sao Mộc và sao Thổ. Chúng có thành phần cấu thành là từ heli và hydro. Hai hành tinh khí còn lại sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thể gọi là hành tinh băng. Vì chúng có cấu tạo từ nước, metal và amoniac. Trong hệ mặt trời có ba hành tinh có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.
Các vệ tinh này được gọi là “mặt trăng” theo tên gọi của mặt trăng đang quay quanh Trái Đất. Các hành tinh khí ngoài cùng có các vành đai quay quanh. Các vành đai đó bao gồm bụi, đất đá và các hạt vật thể nhỏ quay xung quanh. Trong hệ mặt trời thì mặt trời là ngôi sao có khối lượng lớn nhất. Các hành tinh khác đều quay quanh mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ. Chỉ riêng một số ngoại lên như sao chổi Halley quay theo chiều kim đồng hồ.
Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Hãy cùng khám phá 8 hành tinh trong hệ mặt trời và thứ tự của nó nhé. Các hành tinh được xếp theo thứ tự từ gần đến xa so với mặt trời.
Sao Thủy
Sao Thủy (Mercury), đây là hành tinh gần nhất mặt trời. Nó là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời và chỉ lớn hơn mặt trăng của Trái Đất một chút. Sao Thủy được người La Mã đặt tên là Mercurius. Đây là tên của vị thần liên lạc truyền thông tin đi một cách nhanh nhất. Tại vì nó có chu kì quay quỹ đạo khoảng 88 ngày trên Trái Đất. Và chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày.
Trong thần thoại Hy Lạp tên Sao Thủy là Hermes. Tên Sao Thủy là do người Trung Quốc đặt do chọn theo hành thủy trong ngũ hành.Do là hành tinh gần nhất trong hệ mặt trời nên ban ngày của sao Thủy nóng lên đến 450 độ C. Những ban đêm thì khác nhiệt độ có thể xuống âm 185 độ C.
Sao Kim
Xem thêm : Ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam 13 tháng 10 | Cổng TTĐT tỉnh Hà Tĩnh
Sao Kim (Venus) đây là hành tinh nóng còn hơn cả sao Thủy. Ở đây có bầu không khí vô cùng ô nhiễm và áp suất vô cùng lớn. Sao Kim có kích thước gần tương tự như Trái Đất, và nó là hành tinh duy nhất quay theo chiều kim đồng hồ. Với chu kỳ quay quanh là 224,7 ngày Trái Đất. Sao Kim là ngôi sao sáng nhất khi trời tối chỉ xếp sau mặt trăng. Sao Kim là ngôi sao có thể nhìn thấy rõ nhất vào hoàng hôn hoặc bình minh.
Trái Đất
Là hành tinh chúng ta đang sinh sống. Trái Đất được biết đến là hành tinh duy nhất có hàng triệu sự sống trong vũ trụ. Trên bề mặt Trái Đất có 2/3 được bao phủ là đại dương nên Trái Đất được gọi là hành tinh nước. Trái Đất là nơi duy nhất được biết đến có bầu khí quyển giàu khí nito và khí oxy để duy trì sự sống.Tốc độ của Trái Đất quay quanh trục có vận tốc 467m/s và quanh mặt trời khoảng 29km/s
Sao Hỏa
Sao hỏa (Mars) được biết đến với đặc trưng màu sắc là màu đỏ đặc trưng. Tại vì trên Sao Hỏa có rất nhiều oxit sắt trên bề mặt của nó. Sao hỏa là một hành tinh rất lạnh, ở đó có bề mặt là đất đá và nước đóng băng. Địa hình ở đó tương tự như ở Trái Đất đều có núi, thung lũng. Ở Sao Hỏa do bầu khí quyển quá mỏng nên muốn nước tang ra thì rất là khó.
Nếu như băng ở Sao Hỏa tan ra thì cũng khó dữ được lượng nước trên bề mặt nó. Sao Hỏa cũng đã được người La Mã cổ đại biết đến và có thể quan sát bằng mắt thường. Và Quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời bằng 687 ngày trên Trái Đất.
Sao Mộc
Sao Mộc (Jupiter) là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh quay quanh mặt trời. Là một hành tinh khí có cấu tạo chủ yếu là hidro và heli. Sao Mộc có một đặc điểm dễ nhận dạng là có một con mắt bão màu đỏ trên bề mặt. Cơn bão này được biết đến là đã tồn tại hàng trăm trước. Xung quanh Sao Mộc có khá là nhiều vệ tinh. Tại vì từ trường của Sao Mộc là rất lớn. Vì ở xa mặt trời nên ở đây có nhiệt độ rất lạnh tầm âm 153 độ C.
Sao Thổ
Sao Thổ (Saturn) được biết đến là hành tinh khí lớn thứ hai sau Sao Mộc. Sao Thổ có bán kính lớn gấp 9 lần so với Trái Đất. Nó cũng được hình thành từ hydro và heli như Sao Mộc và thu hút rất nhiều mặt trăng xung quanh nó. Sao Thổ có chu kì quỹ đạo quanh Mặt Trời vào khoảng 29.45 năm Trái Đất. Và tự quay quanh trục vào khoảng 10,2 giờ.
Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương (Uranus) là một hành tinh độc nhất nó có trục vuông góc với đường quỹ đạo của nó. Sao Thiên Vương có màu xanh nước biển, bởi trong bầu khí quyển của nó chứa lượng khí metan vô cùng lớn. Và các khí cấu tạo chủ yếu như hydro và heli và các chất dễ bay hơi khác như: nước và amoniac.
Còn một điểm không thể bỏ qua đó là Sao Thiên Vương có bầu khí quyển lạnh nhất trong tám hành tinh. Nhiệt độ ở đây rơi vào khoảng âm 224 độ C. Khi càng xa mặt trời thì quỹ đạo của một ngôi sao càng chậm. Do đó quỹ đạo của nó tầm 84 năm Trái Đất.
Sao Hải Vương
Xem thêm : Top 10 nhà hàng thức ăn nhanh ở Mỹ nổi tiếng trên khắp thế giới
Sao Hải Vương (Neptune) là hành tinh xếp cuối cùng trong hệ mặt trời. Là hành tinh được biết đến là có những cơn gió mạnh hơn cả tốc độ âm thanh. Ở đây rất xa và lạnh. Nếu ước lượng khoảng cách thì nó cách hơn 30 lần tính từ khoản cách Trái Đất đến Mặt Trời. Nó có chu kì quỹ đạo 164 năm Trái Đất và 19 giờ Trái Đất về chu kỳ tự quay.
Các mặt trăng trong Hệ Mặt Trời
Số lượng mặt trăng ở hệ mặt trời là vô cùng lớn. Kể đến như Trái Đất 1có mặt trăng, Sao Hỏa có 2 mặt trăng, Sao Hải Vương 14 mặt trăng, Sao Thiên Vương có 27 mặt trăng. Sao Mộc có 67 mặt trăng, Sao Thổ có 62 mặt trăng, Sao Thiên Vương có 27 mặt trăng, Sao Hải Vương (14 vệ tinh). Riêng Sao Thủy và Sao Kim là không có mặt trăng.
Sau đây là những mặt trăng nổi bật nhất.
Mặt trăng Trái Đất
Cách Trái Đất khoảng 384.400km. Mặt trăng này là mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời.
Mặt Trăng Sao Thổ
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ. Nó là mặt trăng duy nhất có bầu khí quyển trong Hệ Mặt Trời. Và có bề mặt đóng băng.
Mặt trăng Sao Mộc
Mặt trăng Ganymade của sao mộc có kích thước lớn còn hơn cả sao Thủy và Sao Diêm Vương.
Tổng kết
Sau bài viết này bạn đã biết được thứ tự các hành tinh hệ mặt trời. Các đặc điểm của các hành tinh đó và các vệ tinh nổi bật của chúng. Hiện nay khám phá về các hành tinh trong hệ mặt trời còn là điều khó khăn. Nhưng trong tương lai con người có thể cố gắng đạt được thành công trong lĩnh vực khám phá không gian. Để giải đáp những thắc mắc còn bí ẩn chưa lời giải đáp được.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp