Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Sinh bao lâu mới ăn sầu riêng?

Sầu riêng còn được mệnh danh là “vua trái cây”, nhờ hương vị đặc trưng, lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không nhé!

Sầu riêng không chỉ là thức quả quen thuộc với nhiều người Việt, chúng còn được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như: Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giúp xương chắc khỏe,… Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu xem mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không và sau sinh bao lâu mới ăn sầu riêng không nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Lợi ích của sầu riêng với sức khỏe của bà bầu

Lợi ích của sầu riêng với sức khỏe của bà bầu

Lợi ích của sầu riêng với sức khỏe của bà bầu

Sầu riêng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng cao axit folic, đồng và sắt. Sầu riêng còn rất giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin, carotenoid, polyphenol và flavonoid, có tác dụng chống ung thư. Những chất này ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách vô hiệu hóa các gốc tự do.

Nhờ chứa chất chống oxy hóa và giàu vitamin C (chứa tới 80% DV), sầu riêng giúp phụ nữ vì giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa. Sầu riêng cũng là một phương thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị hiếm muộn nhờ cung cấp một lượng estrogen rất cần thiết cho phụ nữ hiếm muộn.

2 Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không?

Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ăn sầu riêng, nó là thực phẩm nên tránh xa nhất. Sầu riêng giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng và các bệnh về đường tiêu hóa. Mặt khác, sầu riêng chứa nhiều calo, đường và chất xơ nên khó tiêu hóa, dễ bị quá no, khó tiêu.

Theo Đông y, sầu riêng có vị ngọt, hơi hăng, các bà mẹ mới sinh nên tránh ăn sầu riêng dễ bị chảy máu và táo bón. Nếu mẹ đang cho con bú ăn sầu riêng, tính nóng trong sữa sẽ khiến bé dễ nổi mụn, nóng trong và cáu kỉnh. Đặc biệt, mẹ nên tránh ăn sầu riêng bằng mọi giá nếu bị:

  • Những bà mẹ bị bệnh thận hoặc suy thận không nên ăn sầu riêng. Điều này là do hàm lượng kali lớn trong sầu riêng có thể làm trầm trọng thêm bệnh.
  • Do trong sầu riêng có hàm lượng đường cao nên không phù hợp với những bà mẹ bị tiểu đường.
  • Sầu riêng có thể gây tăng huyết áp, vì vậy những bà mẹ có tiền sử cao huyết áp sau sinh nên tránh ăn sầu riêng.
  • Sầu riêng không chỉ chứa nhiều đường mà còn chứa nhiều calo và chất béo 243 gam cơm sầu riêng chứa 13 gam chất béo và 357 calo. Vì vậy mẹ bị thừa cân và béo phì thì không nên ăn nhé!
  • Các bà mẹ sinh mổ nên tránh sầu riêng vì nó khiến vết thương khó lành.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, mẹ sau sinh không nên ăn sầu riêng, nhất là trong thời gian ở cữ, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp các vấn đề sức khỏe nêu trên, mẹ có thể ăn một lượng nhỏ sầu riêng để ngăn chặn cảm giác thèm ăn quá mức.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không?” mà Bách Hóa XANH muốn đem đến với bạn. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng nhận biết và tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Marry Baby

Mua cơm sầu riêng đông lạnh tiện lợi tại Bách hoá XANH:

Bách hóa XANH