Sữa tươi là loại sữa dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Đặc biệt, vào những ngày hè nắng nóng, chúng rất dễ bị ôi thiu. Dưới đây là cách sử dụng và bảo quản sữa tươi mà bạn nên lưu ý để giữ cho sữa giữ được thơm ngon.
Các loại sữa tươi thường gặp
Sữa tươi là tên gọi chung, nhưng thực tế thì sữa tươi được chia làm nhiều loại. Theo đặc tính và công nghệ sản xuất, có các loại như: sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi nguyên kem, sữa tươi tách béo và sữa tươi ít béo.
Bạn đang xem: Cách bảo quản sữa tươi đúng chuẩn
Sữa tươi thanh trùng
Đây là loại sữa tươi nguyên chất 100%. Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ thanh trùng hiện đại. Bằng cách xử lý nhanh sữa ở nhiệt độ 90 độ C trong 30 giây rồi làm lạnh nhanh ở 4 độ C. Nhờ đó loại bỏ đi các vi khuẩn có hại, nấm bệnh. Mà vẫn bảo toàn lượng vitamin và khoáng chất tự nhiên trong sữa bò tươi.
Tuy nhiên, sữa tươi thanh trùng có hạn sử dụng ngắn, 7-10 ngày. Và phải bảo quản ở nhiệt độ 3-5 độ C dù đã mở hay chưa. Vì vậy, nó không phù hợp để mang theo đi đường dài như tới trường hay dã ngoại.
Sữa tươi tiệt trùng
Loại sữa này sử dụng sữa tươi nguyên chất 100%, được xử lý trên công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại ở 140 độ C trong khoảng 4-6 giây và làm lạnh đột ngột, Để tiêu diệt hết vi khuẩn và nấm men có hại.
Xem thêm : Thể loại truyền thuyết lớp 6
Đối với sữa tươi tiệt trùng thì có hạn sử dụng khá dài nhờ công nghệ tiệt trùng. Để được 6 tháng ở nhiệt độ thường, lưu ý tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.
Sữa tươi nguyên kem
Sữa tươi nguyên kem được chế biến từ 100% nguyên liệu sữa bò tươi nguyên chất. Chất béo trong sữa được cân bằng với hàm lượng thấp nhất là 3,5%. Không thêm bất kỳ thành phần nào kể cả lớp váng sữa béo có trong sữa.
Loại này có hàm lượng chất béo cao hơn các loại sữa khác nên có cảm giác béo hơn, ngậy hơn khi uống. Với thành phần được giữ nguyên, bao gồm cả lớp váng sữa nên sữa tươi nguyên kem cung cấp lượng chất béo lớn, nguồn canxi, vitamin D, photpho dồi dào.
Sữa tươi ít béo – tách béo
Phần chất béo tách ra từ sữa sẽ được xử lý và tạo thành sản phẩm khác là váng sữa. Phần còn lại chính là sữa tách béo. Sữa tươi ít béo hay tách béo cũng có nguyên liệu từ 100% sữa tươi nguyên chất. Được tách béo nhờ công nghệ ly tâm. Tỷ lệ chất béo được tách ra tùy thuộc vào nhà sản xuất.
Sữa tươi tách béo có điểm nổi bật là có hàm lượng chất béo thấp, chỉ 0 – 2%. Vì thế, vị sữa không còn béo ngậy, phù hợp với người có chế độ ăn kiêng, giảm cân. Sau khi tách béo, sữa sẽ bị hao hụt 1 phần chất béo bão hòa tốt cho tim mạch và 1 lượng vitamin A và K.
Dù có hàm lượng chất béo thấp nhưng trong sữa vẫn đảm bảo dồi dào lượng canxi, protein.
Cách bảo quản sữa tươi
Còn nguyên hộp
Xem thêm : Cách lấy cốc nguyệt san ra nhanh, dễ dàng, không đau
Đối với sữa nguyên hộp, chưa sử dụng bạn nên chú ý hạn sử dụng trên bao bì. Nếu bạn mua một lần với số lượng nhiều thì hãy phân chia sử dụng chúng đúng với hạn sử dụng cho hợp lý.
Riêng với sữa thanh trùng, bạn nên bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh và tránh ánh sáng. Còn sữa tiệt trùng thì có thể cất ở nơi thoáng mát.
Một lưu ý đó là không nên để sữa tươi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng kể cả bóng đèn.
Khi đã mở hoặc dùng chưa hết
Sau khi uống dở, bạn không nên để sữa ở nhiệt độ thường vì vi khuẩn rất dễ thâm nhập và phá vỡ cấu trúc của sữa. Vì vậy, bạn cần phải cất sữa vào tủ lạnh và để nhiệt độ ở 4 – 6 độ C. Khi đã để trong tủ lạnh nhưng bạn cũng phải đậy chặt nắp sữa mỗi lần dùng xong. Sữa tươi rất dễ nhiễm khuẩn dẫn đến ôi thiu.
Lưu ý: Sữa khi đã rót ra ly nhưng không uống hết, bạn tuyệt đối không được rót lại vào hộp. Cách xử lý tốt nhất là dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Sau đó, cất vào tủ lạnh và dùng trong vòng 48h. Không được để sữa tiếp xúc với không khí quá lâu.
Một số điều cần lưu ý trong lúc bảo quản sữa
- Sữa càng tươi thì càng tốt hơn cho bạn, chính vì thế hãy chọn sữa có hạn càng xa càng tốt.
- Sữa đã bắt đầu bị chua sẽ không tốt cho bạn khi uống liền, nhưng vẫn có thể được sử dụng để làm một số loại bánh.
- Nếu muốn đun nóng sữa tươi, bạn nên đun cách thủy. Nếu không thể đun cách thủy, bạn hãy tráng qua nồi bằng một lượt nước đá trước khi đổ sữa vào đun. Việc này giúp bạn không làm sữa bị đọng ở đáy nồi và cháy khét. Sữa rất dễ bị đọng và cháy khét bởi các protein thường chìm xuống và dính và đáy nồi khi sữa được làm nóng.
- Để sữa không bị trào ra ngoài khi đun sôi, bạn chỉ việc đơn giản là quét một lớp bơ lên viền thành nồi.
- Sữa càng tươi thì càng tốt hơn cho bạn, chính vì thế hãy chọn sữa có hạn càng xa càng tốt.
- Hầu hết các loại sữa – nếu được cất giữ tốt – có thể giữ được chất lượng của chúng sau hạn sử dụng trên bao bì khoảng 1 tuần.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp