Trong năm đầu tiên sau khi sinh, khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn thì sức đề kháng của trẻ tập trung chủ yếu ở đường ruột. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, 70% tế bào miễn dịch là nằm ở đường ruột. Các kháng thể có từ lúc trẻ từ trong bụng mẹ sẽ mất dần và được bổ sung chủ yếu qua sữa mẹ. Nhưng điều đó chưa thật sự đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Nên uống nước đậu đen rang vào lúc nào?
- Giáo dục thường xuyên là gì? Hoạt động tại trung tâm GDTX
- Hệ thống tài khoản – 344. Nhận ký quỹ, ký cược.
- Năm 1988 mang theo mệnh gì? Tuổi Mậu Thìn hòa hợp với tuổi nào, chọn màu gì? Hướng nào là lựa chọn phù hợp?
- Cấu trúc và chức năng màng tế bào (Màng huyết tương)
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là cơ sở để trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và tinh thần. Các chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất ra khi hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Chúng gia tăng các kết nối thần kinh ở não, hoàn thiện hệ thần kinh trung ương, giúp trẻ sớm phát triển khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang xem: Chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ
Hệ tiêu hoá không được chăm sóc tốt sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch, khiến trẻ dễ bị các bệnh đường tiêu hoá và hô hấp tấn công. Điều này làm chậm khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể, dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh.
Trong giai đoạn này, bảo vệ hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ là việc hết sức quan trọng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý những lời khuyên sau:
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, thời điểm thích hợp ăn dặm là sau 5,5 – 6 tháng đầu.
– Các bữa ăn cách nhau trung bình từ 2 – 4 tiếng.
– Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu và phù hợp với lứa tuổi.
– Chế biến thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi. Theo nguyên tắc từ loãng đến đậm đặc. Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên cho uống sữa, từ 6 – 12 tháng ăn bột, từ 12 – 24 tháng ăn cháo và sau 24 tháng thì trẻ có thể ăn cơm.
Xem thêm : Cách nhận biết Chó khôn không phải ai cũng biết
– Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ vì khi trẻ dùng thuốc sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Hậu quả thường thấy khi trẻ dùng thuốc chữa bệnh dài ngày, đặc biệt là thuốc kháng sinh, sẽ dẫn đến các chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Trong một số trường hợp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, chậm lớn thì nên đưa bé đi khám để điều trị kịp thời. Đồng thời bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé các thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotics) như yaourt, sữa uống lên men,…để hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn đường ruột và giúp tiêu hóa thức ăn, tăng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
Ngoài việc cho trẻ ăn đúng cách, giữ gìn vệ sinh và chọn lựa thực phẩm an toàn, dễ tiêu hoá, các mẹ cần học thêm cách kiểm tra tình trạng tiêu hóa của con thường xuyên để có những biện pháp khắc phục kịp thời và hợp lý.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp