Trường công lập, dân lập, tư thục là gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 thì nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình trường công lập, trường dân lập và trường tư thục, cụ thể:
- Cách tính calo trong thức ăn cho người muốn giảm cân, tăng cân
- Lương tâm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có lương tâm
- Gia trưởng là gì? Tính cách của người gia trưởng như thế nào?
- Tìm Số Trung Bình Cộng Lớp 4 | Công Thức & Bài Tập Ôn Tập
- Đánh giá phim Cậu Út Nhà Tài Phiệt, nội dung và lịch phát sóng Reborn Rich
(1) Trường công lập là trường do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
Bạn đang xem: Trường công lập, dân lập, tư thục là gì?
(2) Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Lưu ý, loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
(3) Trường tư thục là trường do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
Xem thêm : Tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến khí hậu Việt Nam
Trường công lập, dân lập, tư thục là gì? (Hình từ internet)
Có được chuyển đổi loại hình nhà trường không?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 thì chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
– Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
– Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
– Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.
Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục
Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục 2019 thì nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Xem thêm : Thành tế bào vi khuẩn có vai trò?
Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
– Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
– Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện nêu trên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện nêu trên thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp