Trong sự vận động và phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng, cạnh tranh là yếu tố không thể thoát ly khỏi nội tại khách quan. Sự cạnh tranh khiến cho mọi chủ thể trong xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nhờ có cạnh tranh – với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và bản tính tham lam của con người – mà nền kinh tế thị trường đã có những bước phát triển nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
1. Tính chất của cạnh tranh là gì?
Theo Black’Law Dictionary, cạnh tranh – với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh – được hiểu là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”.
Bạn đang xem: Tính chất của cạnh tranh là gì? Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh là gì?
Theo từ điển kinh doanh của Anh, xuất bản năm 1992, cạnh tranh với tư cách là một hiện tượng xã hội được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Trong cuốn Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) cho rằng “cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường được dùng để chỉ một hoàn cảnh trong đó các doanh nghiệp hoặc người bán cố gắng một cách độc lập giành được sự quan tâm, chú ý của người mua để đạt được một mục tiêu kinh doanh nhất định như lợi nhuận, doanh thu, thị phần”.
Suy đến cùng, có thể hiểu cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh.
2. Đặc điểm của cạnh tranh:
Mặc dù được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, nhưng về bản chất, cạnh tranh là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể được mô tả thông qua những dấu hiệu riêng vốn có của nó.
Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể kinh doanh có quyền tự do hành xử trên thị trường.
Hai là, cạnh tranh thể hiện sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp, nói cách khác, cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng.
Ba là, mục đích của cạnh tranh là tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Do đó, cạnh tranh luôn thể hiện tính hai mặt, một là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, đưa ra nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ với giá cả, chất lượng tốt hơn cho khách hàng. Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, giá cả và lợi nhuận không bị bóp méo sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, kích thích sự sáng tạo, tăng cường sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hai là, sự chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp có thể bằng cách: dựng lên các hàng rào thương mại, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế mang lại những hệ quả bất lợi cho nền kinh tế.
3. Các loại hình cạnh tranh:
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, cạnh tranh được chia thành nhiều loại hình, mỗi loại hình có các đặc điểm khác nhau, cụ thể:
– Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường cạnh tranh:
+ Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Mối quan hệ này thể hiện ở việc, người bán muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn người mua muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất, kết quả là giả sản phẩm được hình thành từ quá trình thương lượng của cả hai bên.
Xem thêm : Từ chỉ đặc điểm là gì? Bài tập từ chỉ đặc điểm
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mối quan hệ này phụ thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, khi cầu lớn hơn cung thì mối quan hệ này trở nên cạnh tranh gay gắt.
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là mối quan hệ trong trong quá trình tranh giành giật khách hàng và thị trường nhằm giảm giá cả sản phẩm, điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải có sự “cứng rắn” để chiếm lĩnh thị trường.
– Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc sản xuất một sản phẩm, kinh doanh cùng một dịch vụ.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các ngành để đem lại lợi nhuận cao nhất.
– Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường (bao gồm số lượng người mua và bán, loại hàng hóa được sản xuất, bản chất của rào cản gia nhập thị trường) các nhà kinh tế học chia cạnh tranh thành:
+ Cạnh tranh hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh giữa nhưng người bán với nhau mà trong đó không có ai đủ thực lực để khống chế giá cả thị trường.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa những người bán không có sự đồng nhất trong sản phẩm.
+ Cạnh tranh độc quyền: đây là hình thức đặc biệt, trên thị trường chỉ có một hoặc một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ này, giá cả, chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
– Căn cứ vào tính chất của phương thức cạnh tranh:
+ Cạnh tranh lành mạnh: là hoạt động cạnh tranh đúng với quy định của pháp luật, chuẩn mực văn hóa, xã hội.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
– Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước.
Xem thêm : 14 tác dụng của rau dền đối với sức khỏe bà bầu
– Căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi cạnh tranh gây ra đối với môi trường cạnh tranh, pháp luật một số nước trên thế giới chia cạnh tranh thành hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
4. Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh:
Một là, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng bất kì cuộc chạy đua nào cũng đòi hỏi phải có sức mạnh trong và kĩ năng. Cạnh tranh luôn có mục tiêu lâu dài là thu hút về mình ngày càng nhiều khách hàng nên nó buộc các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao với giá thành ngày càng hạ. Cạnh tranh luôn mang đến hệ quả là doanh nghiệp nào có tiềm lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả sẽ tiếp tục vươn lên tôn tại, doanh nghiệp nào không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Hai là, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, cải tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả.
Điều đó dẫn đến kết quả là sẽ có nhiều sản phẩm tốt hơn sẵn có trên thị trường. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường với giá phải chăng thì nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Điều này khiến các đổi thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại phải quan tâm đến cải tiến về hình thức và chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Vì vậy, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật vì chỉ có khoa học, công nghệ mới có thể giúp hữu hiệu cho sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm. Như vậy, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.
Ba là, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thông qua quy luật cung câu, cạnh tranh có khả năng nhanh nhạy trong việc phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiểu của người tiêu dùng. Sự lựa chọn và sức tiêu thụ hàng hóa của họ là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và độ phù hợp của một sản phẩm.
Cạnh tranh gây tác động liên tục đến giá cả sản phẩm trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tốt để phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều kiện có cạnh tranh, người tiêu dùng là thượng đế, là trung tâm thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm, buộc các nhà kinh doanh phải thỏa mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn mua.
Bốn là, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhất.
Khi tham gia thị trường có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực vào kinh doanh. Họ phải tính toán để sử dụng các nguồn lực này sao cho hợp lí và có hiệu quả nhất. Do đó, các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên phải được vận động, chu chuyển hợp lí để phát huy hết khả năng vốn có đưa lại năng suất, chất lượng cao.
Môi trường cạnh tranh là môi trường mà ở đó, các doanh nghiệp luôn phải vận động, đổi mới, cải tiến không chỉ công nghệ mà cả chủng loại, kiểu dáng, phương thức kinh doanh. Theo cách đó, cạnh tranh tạo ra sự đôi mới liên tục và động lực phát triển liên tục.
Vì những lẽ trên đây mà một nhà nước văn minh trong cơ chế thị trường hiện đại phải là nhà nước có nhiệm vụ và chức năng phát hiện, thừa nhận bảo vệ và khuyển khích những khả năng và thuộc tính tốt đẹp của cạnh tranh. Bên cạnh đó, để khắc phục những khuyết tật của thị trường do cạnh tranh đem lại, mỗi quốc gia đều phải có chính sách cạnh tranh và trên cơ sở đó, điều tiết hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp