Những tháng đầu năm 2014, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM đã nhận được nhiều sự phản ảnh của người dân từ nhiều quận trên địa bàn TP. HCM như: Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp… về việc phát hiện loài bọ xít hút máu người. Hầu hết trong gia đình của những người này đều có người bị đốt và bắt được cá thể bọ xít hút máu trong nhiều giai đoạn phát triển và được xác định cùng một loài là Triatoma rubrofassiata.
Bọ xít phát hiện tại P5, Q. Tân Bình Bọ xít hút máu phát hiện tại 220 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh
Người dân không nên hoang mang
Xem thêm : PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NGUYỄN TRÃI – THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương
Hầu hết, những người bị bọ xít hút máu cắn đều có biểu hiện nổi mẩn đỏ, rát và ngứa. Có thể sưng to và gây sốt. Kể từ năm 2010, ca đầu tiên và cũng là ca nặng nhất tại Gò Vấp khi bị bọ xít hút máu người đốt đã bị sưng tấy đỏ lặp đi lặp lại trong vòng một tháng (trong hình). Và từ đó đến nay, qua theo dõi thêm nhiều trường hợp khác thì chưa phát hiện thêm được triệu chứng cũng như biểu hiện bệnh nào nữa sau khi vết đốt đã liền. Nếu trong gia đình phát hiện có người bị bọ xít đốt thì chúng ta đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc chống dị ứng do côn trùng đốt.
Tại Việt Nam, đến nay các nhà khoa học chưa có cơ sở để khẳng định rằng loại côn trùng này truyền bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, cũng chưa phát hiện trường hợp nào bị bọ xít hút máu nhiễm bệnh Chagas.
Đặc điểm vết đốt của người dân tại Q. Gò Vấp do bọ xít hút máu gây ra
Tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan. Điểm đặc biệt của loài bọ xít hút máu người là rất ưa những nơi có vật liệu xây dựng cũ…. Chính vì vậy, chúng thường xuất hiện ở nhà kho cũ, công trường xây dựng, những nơi ít người qua lại.
Xem thêm : Top 10 kênh Youtube có lượng subscribe nhiều nhất Việt Nam, Độ Mixi ở vị trí nào?
Biện pháp phòng chống
– Biện pháp thủ công: thực hiện các biện pháp vệ sinh các kho chứa đồ trong nhà, đặc biệt ở những nơi có vật liệu gỗ, không nên để gỗ thành từng ụ trong khu vực sinh sống để hạn chế sự sinh sôi cũng như nơi trú ngụ của loài bọ xít hút máu này.
– Sử dụng hóa chất: Chúng ta có thể thực hiện biện pháp thủ công kết hợp với việc sử dụng hóa chất (Permethrin 50 EC, Alphacypermethrin 10SC…) để phòng chống bọ xít hút máu một cách hiệu quả tùy vào từng trường hợp.
Nếu phát hiện có bọ xít hút máu người, người dân liên hệ trực tiếp với Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM, số 699 Trần Hưng Đạo, Q.5. Điện thoại: 08 39230009, 3923.9946 / 3923.8091 / 3923.7117 để có biện pháp tiến hành điều tra và xử lý kịp thời.
CN. Mai Đình Thắng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp