Câu hỏi:
Hai cơ quan tương đồng là?
A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
B. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế chũi.
Xem thêm : Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính, cho ví dụ
D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Đáp án đúng A.
Hai cơ quan tương đồng là gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan, chúng đều là những biến dạng của lá, các trường hợp khác là cơ quan tương tự do không có cùng nguồn gốc.
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Các cơ quan ở các loài được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù ở thời điểm hiện tại, những cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau. Có thể thấy, cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng, vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng hiện nay, chứng năng của chúng đã không còn nữa hoặc đã bị tiêu giảm.
Xem thêm : Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế – xã hội
Ví dụ về cơ quan tương đồng: các chi trước của động vật có xương sống, hoặc chân chèo cá voi và cá heo, cánh của một con chim và một con dơi, hay bàn tay của con người, nốt ruồi và bàn chân cá sấu thực hiện chức năng khác nhau, nhưng cấu trúc của chúng lại tương tự nhau. Và tất cả chúng đều chính là chân trước của động vật có xương sống, đó là vai, là cẳng tay, là cổ tay của chúng.
Khác với cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng lại cùng thực hiện một chức năng như nhau. Những cơ quan này có hình thái tương tự nhau, cùng thực hiện các chức năng giống nhau, phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Đối chiếu với câu hỏi theo đề bài, có thể thấy:
– Hai cơ quan tương đồng là gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan, chúng đều là những biến dạng của lá.
– Các trường hợp khác là cơ quan tương tự do không có cùng nguồn gốc, thực hiện chức năng giống nhau.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp