Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:
- Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2023: Nghỉ 5 ngày liên tiếp
- Các nhãn hiệu dầu ăn trên thị trường Việt Nam
- 20 cách làm kem trị nám tàn nhang hiệu quả không ngờ cho phái Đẹp
- KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
- Nầm heo là gì? Công thức chế biến dai giòn, béo ngậy, ngon bất bại
Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam không?
Bạn đang xem: Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam không?
Căn cứ khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
Xem thêm : Đặc điểm, chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cán bộ, công chức, viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
Xem thêm : Số nguyên tố là gì? Những khái niệm liên quan đến số nguyên tố
Theo khoản 3, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Ngoài ra, tại Điều 20, Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19, Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, tại khoản 4, Điều 20, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức vẫn có thể được góp vốn vào doanh nghiệp, trừ trường hợp thuộc các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp